Skip to content
  • Chào mừng bạn đến với Công ty Luật TDLAW
    • luatsu@tdlaw.vn
    • 097.198.8838
  • Chào mừng bạn đến với Công ty Luật TDLAW
TDLawTDLaw
  • Về chúng tôi
  • Lĩnh vực
  • Đội ngũ
  • Bản tin pháp luật
  • Gia nhập TDlaw
  • Liên hệ

Hợp tác làm ăn – nhận diện rủi ro pháp lý

Bản tin pháp luật
Hợp tác làm ăn là hành vi phổ biến trong xã hội, tồn tại ở nhiều nơi, vào nhiều thời điểm, và nhiều dạng thức khác nhau. Nói đến hợp tác làm ăn thường hay nói đến việc đứng chung một con thuyền, chung vốn, chung sức để cùng nhau kiếm tiền, kiếm sống. Nhưng không chỉ thế, hợp tác làm ăn còn tồn tại cả trong các hợp đồng mà hai bên là đối kháng lợi ích, vì đơn giản, mua bán gì cũng phải tin nhau, cùng hoàn thành hợp đồng thì hai bên cùng có lợi

Nhận diện các dạng thức hợp tác làm ăn

Một cách đơn gian, chỉ cần có từ 2 chủ thể tham gia vào một giao dịch, mỗi chủ thể mong muốn đạt được một kỳ vọng lợi nhuận nào đó, thì đó là hợp tác làm ăn.

Thực tế, có thể kể đến một số dạng thức hợp tác làm ăn phổ biến như:

  • Hùn vốn mở công ty
  • Hợp tác đầu tư
  • Hợp tác kinh doanh
  • Chung tiền mua đất
  • Thiết lập quan hệ đối tác hợp đồng
  • ….

Các câu chuyện rủi ro

Hợp tác làm ăn tạo ra nhiều giá trị cho xã hội, và làm nên nhiều tên tuổi lớn. Nhìn vào các doanh nghiệp hàng đầu như Google, Facebook, Alibaba, Fpt …. thì thấy đó là biểu tượng của câu chuyện thành công.

Đó chính là động lực để nhiều người trong số chúng ta tìm đối tác hợp tác làm ăn.

Tuy nhiên, có một thực tế là câu chuyện thành công thì rất nhiều trên báo, và câu chuyện thất bại cũng đầy rẫy trên mạng. Chỉ khác nhau là câu chuyện thành công thì chỉ rõ những cái tên, còn trường hợp thất bại lại chung chung như những thứ vô hình.

Những thất bại do hợp tác làm ăn có thể kể đến một số trường hợp điển hình như:

  • Mất tiền do bị lừa

Mất tiền do bị lừa xảy ra trong nhiều trường hợp hợp tác làm ăn như chung tiền đầu tư, chung tiền mua đất… mua bán hàng hoá “không tồn tại”…

Câu chuyện này thường theo kịch bản là một (một nhóm) người nào đó, tìm thấy một cơ hội kiếm tiền với tỷ lệ sinh lời cao (đúng hơn là một câu chuyện về cơ hội kiếm tiền dễ nghe).

Họ tìm đến những người xung quanh, có tiềm lực tài chính và hạn hẹp thời gian để tìm hiểu.

Họ chia sẻ cơ hội cho mọi người bằng sự hào phòng vô tư, mong là có thể đồng hành cùng anh em để giàu lên nhanh như thánh gióng.

Sau khi con mồi có nhã hứng đầu tư, họ chia sẻ sâu thêm về câu chuyện bên trong của cơ hội đó, kèm theo câu nói kinh điển: “rủi ro luôn đồng hành với cơ hội”, rủi ro có lớn thì cơ hội mới nhiều. Vấn đề chính là “chúng mình” đi trước, “chúng mình” có thông tin nội bộ, “chúng mình” sẽ chiến thắng.

Rồi con mồi hào hứng xuống tiền,

Rồi con mồi mất đi một mối quan hệ (mới chớm nở) cùng với mất đi một số tiền.

Cuối cùng thì sự hợp tác này diễn ra hoàn hảo. Ai cũng được nhận về một thứ gì đó, hoặc là tiền, hoặc là kinh nghiệm; chỉ một trong hai.

  • Doanh nghiệp phá sản, doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp không đủ sức để duy trì

Chung vốn mở công ty, startup, “làm thì có thể thất bại, nhưng không làm thì không thể thành công”… là những khẩu hiệu chạy đầy trên mặt báo thời kỳ bùng nổ công nghệ.

Nhiều người ngồi với nhau, quyết định hăm hở mở công ty, bổ nhiệm chủ tịch, tổng giám đốc, khai trương hoành tráng, …..để rồi dẫn đến một câu nói kinh điển khác “chín mươi phần trăm startup thất bại”. Xuất phát từ một số nguyên nhân chính như:

  • Doanh nghiệp lập ra không bán được hàng dẫn đến không có nguồn sống. Đó là câu chuyện sai về định hướng nhu cầu của khách hàng.
  • Ba bốn ông bạn chung nhau mở doanh nghiệp, ai cũng có tiếng nói quan trọng như nhau, dẫn đến mấy hôm là không thể đồng thuận làm ăn. Đó là câu chuyện thiếu tư duy quản trị.
  • Các cổ đông, người góp của, người góp công. Ông có tiền thì không biết gì về chuyên môn, ông có công thì vỗ ngực cho rằng mình làm tất cả. Cuối cùng, không ai nghe ai. Đó là câu chuyện định gía vốn góp.
  • Công ty ăn nên làm ra, bắt đầu thấy mình được chia phần không xứng đáng, thế là tách ra làm riêng. Đó là câu chuyện ăn chia không đều.
  • Công ty khó khăn về tài chính, không ai muốn góp thêm tiền. Đó là câu chuyện dòng vốn.
  • ….

Giải pháp phòng ngừa rủi ro

Rủi ro trong hợp tác làm ăn có thể nói là quá nhiều, do đó, các giải pháp cũng rất đa dạng và linh hoạt cho từng trường hợp.

Chung nhất, có một số giải pháp dưới đây, là do vận dụng pháp luật mà có, vì xã hội ngày nay hành xử theo pháp luật, và pháp luật bảo vệ mọi người.

  • Xác định mình muốn gì

Trước khi hợp tác làm ăn, cần xác định rõ mình sẽ làm với ai, mình sẽ làm gì, sẽ nhận được lợi ích gì, sẽ gặp phải các rủi ro gì.

  • Tạo ra luật chơi và chơi theo luật

Điều cơ bản nhất là con người hành xử trên quy tắc. Do đó, một nhóm người hợp tác làm ăn phải tạo ra quy tắc. Trong đó thể hiện rõ mục đích, động cơ, phân công trách nhiệm, quy tắc ứng xử, nguyên tắc chia lợi nhuận, nguyên tắc xử lý rủi ro… Luật chơi có thể thể hiện dưới nhiều dạng thức như hợp đồng hợp tác, điều lệ doanh nghiệp, quy chế nội bộ….

 

Còn tiếp ……

Luật sư Nguyễn Thanh Định

Danh mục: Bản tin pháp luật
Tư vấn pháp lý đầu tư
Hợp đồng thế chấp vô hiệu 2022

TƯ VẤN PHÁP LÝ




Dịch vụ của chúng tôi
  • Luật sư giải quyết tranh chấp
  • Tư vấn, xử lý nợ ngân hàng, thế chấp bất động sản
  • Luật sư bào chữa, luật sư bảo vệ tại toà án, trọng tài thương mại
  • Luật sư tư vấn thi hành án
  • Luật sư hôn nhân gia đình
  • Tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp
  • Tư vấn pháp luật bất động sản
  • Tư vấn pháp lý hợp đồng
  • Tư vấn pháp lý đầu tư
  • Tư vấn thừa kế, di chúc, phân chia tài sản
Bài viết mới
  • 31
    Th3
    Nhận diện một số vấn đề pháp lý khi khởi nghiệp kinh doanh
  • 31
    Th3
    Tránh bẫy tín dụng đen
  • 31
    Th3
    Gỡ nút thắt nhà ở xã hội
  • 21
    Th11
    Hợp đồng thế chấp vô hiệu 2022
Fanpage Facebook

TDLAW

về TDLAW

  • Địa chỉ: Lô số 16, Khu BT4-3, Dự án nhà ở Trung Văn, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
  • Tel: 097.198.8838
  • Email: luatsu@tdlaw.vn
  • Giờ làm việc: Từ 8h a.m - 6h p.m 

DỊCH VỤ PHÁP LÝ

  • Luật sư giải quyết tranh chấp
  • Tư vấn, xử lý nợ ngân hàng, thế chấp bất động sản
  • Luật sư bào chữa, luật sư bảo vệ tại toà án, trọng tài thương mại
  • Luật sư tư vấn thi hành án
  • Luật sư hôn nhân gia đình

DỊCH VỤ PHÁP LÝ

  • Tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp
  • Tư vấn pháp luật bất động sản
  • Tư vấn pháp lý hợp đồng
  • Tư vấn pháp lý đầu tư
  • Tư vấn thừa kế, di chúc, phân chia tài sản

Theo dõi chúng tôi

  • Về chúng tôi
  • Lĩnh vực
  • Đội ngũ
  • Bản tin pháp luật
  • Gia nhập TDlaw
  • Liên hệ
Copyright 2025 © Tdlaw.vn | Tdlaw.vn
  • Về chúng tôi
  • Lĩnh vực
  • Đội ngũ
  • Bản tin pháp luật
  • Gia nhập TDlaw
  • Liên hệ